Quy trình sản xuất ấm chén từ nguyên liệu đến thành phẩm

Quy trình sản xuất ấm chén của Xưởng Gốm Bát Tràng sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây qua 7 bước: Chọn và xử lý đất, tạo dáng ấm chén, phơi sấy và sửa hàng phơ, tráng men, trang trí, nung và kiểm tra.

Bên cạnh quy trình sản xuất ấm chén chuyên nghiệp, Xưởng Gốm còn giúp khách hàng nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ấm chén trong quá trình sản xuất, sự cải tiến trong việc sản xuất ấm chén Bát Tràng từ thủ công đến chuyên nghiệp như hiện nay và giới thiệu đến khách hàng 4 xưởng sản xuất ấm chén uy tín bên cạnh Xưởng Gốm nhé!

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-1
Quy trình 7 bước sản xuất ấm chén từ nguyên liệu đến thành phẩm

Bước 1: Chọn và xử lý đất

Tùy vào dòng ấm chén quà tặng, các nghệ nhân sẽ chọn loại đất phù hợp để đảm bảo ấm chén đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng.

Loại đất được dùng nhiều nhất trong sản xuất tại Bát Tràng là đất sét, chủ yếu là đất sét đỏ, có độ dẻo và khả năng chịu nhiệt cao. Đất sét được làm sạch và loại bỏ các tạp chất, sau đó ngâm trong nước để đạt độ dẻo mong muốn.

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-22
Đất sét là nguyên liệu chính để sản xuất ấm chén

Nước được chọn để ngâm đất sét cũng là nước sạch, không chứa tạp chất để đảm bảo độ kết dính cho đất.

Đất sét sau khi ngâm nước xong sẽ được nhào bằng tay, rồi tiếp tục nhồi bằng máy để đạt độ mịn và dẻo theo yêu cầu. Quá trình nhào đất sét giúp loại bỏ bọt khí và tăng độ dẻo, độ đồng nhất của nguyên liệu, ngăn sự nứt nẻ trong quá trình nung.

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-25
Xưởng xử lý đất đảm bảo tạo ra đất đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bước 2: Tạo dáng cho ấm chén

Sau khi đất được xử lý, các nghệ nhân bắt đầu tạo hình sản phẩm. 3 kỹ thuật tạo hình ấm chén được nghệ nhân Bát Tràng xử dụng là vuốt tay, đổ rót và in khuôn.

Kỹ thuật vuốt tay: Là phương pháp được thực hiện trên bàn xoay, phần thân ấm sẽ được tạo hình trên bàn xoay.

ky-thuat-vuot-tay-am-chen-gom-su-2
Tạo hình cho các chi tiết trên bộ ấm chén bằng kỹ thuật vuốt tay

Các bộ phận khác như: nắp, quai, vòi… sẽ được tạo hình thủ công bằng tay, mỗi bộ phận đều được làm thủ công tinh xảo và tỉ mỉ. Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người thợ để đảm bảo độ cân đối và đẹp mắt.

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-16
Từng bộ phận sau khi được tạo hình sẽ được lắp ghép vào nhau để tạo nên bộ ấm chén hoàn thiện

Ưu điểm của loại kỹ thuật tạo hình này là tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm sẽ mang đặc điểm riêng, phản phất tính cách của người nghệ nhân. Và người làm có thể tự do sáng tạo, thay đổi hình dáng, chi tiết của sản phẩm trong quá trình vuốt theo yêu cầu của khách hàng.

Kỹ thuật đổ rót: Là sử dụng khuôn thạch cao (có khả năng hút nước tốt) để tạo hình cho từng phần của bộ ấm chén, giúp tạo ra sản phẩm đồng đều về kiểu dáng, kích thước.

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-12
Kỹ thuật đổ rót tạo ra từng bộ phận của bộ ấm chén

Điểm mạnh của phương thức tạo hình đổ rót là đảm bảo tính đồng nhất, tạo hình được các chi tiết phức tạp, tăng năng suất sản xuất, giảm được thời gian, công sức và chi phí sản xuất.

Phương pháp đổ rót giúp đảm bảo tính đồng nhất của sản phẩm

Đối với sản xuất đơn hàng ấm chén số lượng lớn, Xưởng Gốm thường sử dụng kỹ thuật này để tạo hình sản phẩm.

Kỹ thuật in khuôn: Kỹ thuật in khuôn là quá trình sử dụng khuôn (khuôn được làm từ nhiều chất liệu như: thạch cao, kim loại, nhựa…) để nén đất sét vào bên trong, tạo hình dáng ấm chén mong muốn.

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-2
Khuôn in tại Xưởng Gốm tạo hình cho ấm chén

Đất sét được ép chặt vào khuôn để đảm bảo độ chi tiết và độ bền cho sản phẩm; sau đó được lấy ra khỏi khuôn và chỉnh sửa các tiểu tiết dư thừa.

Thành phẩm sau khi lấy ra khỏi khuôn 

Điểm mạnh của kỹ thuật chế tác này là sản phẩm đạt độ chi tiết, tính chính xác và độ bền cao do đất sét được nén chặt vào khuôn. Phương pháp in khuôn phù hợp cho sản xuất số lượng lớn với mức chi phí thấp.

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-7
Thành phẩm đạt độ chính xác và độ bền cao khi sử dụng

Bước 3: Phơi sấy và sửa hàng phơ

Ấm chén sau khi được tạo hình hoàn chỉnh sẽ được mang đi phơi sấy và chỉnh sửa thô, sản phẩm lúc này được gọi là hàng phơ. Xưởng sản xuất ấm chén Bát Tràng sử dụng 2 phương pháp phơi sấy là: dùng nắng tự nhiên hoặc sấy bằng lò.

  • Sấy khô tự nhiên: Sản phẩm sẽ được xếp gọn gàng trên giá, mang ra phơi ngoài trời nắng. Tuy để phơi tự nhiên nhưng các nghệ nhân phải canh sao cho thời tiết không được quá ẩm hoặc quá khô, tránh ấm chén bị nứt nẻ.

Sản phẩm được xếp trên giá và phơi khô tự nhiên

  • Sấy bằng lò: Hay còn còn là sơ nung. Đối với sản xuất quy mô lớn như Xưởng Gốm, ấm chén được sấy trong lò sấy để rút ngắn thời gian, đảm bảo độ khô đều và không bị yếu tố bên ngoài tác động làm cong, vênh sản phẩm. Việc nung bằng lò giúp người làm tự chủ được nhiệt độ và thời gian nung, tuy nhiên có những đợt đốt lò kéo dài từ 8-12 tiếng, yêu cầu thợ lò phải có kinh nghiệm canh và theo dõi lò liên tục.
nung-ly-su-o-nhiet-do-cao
Sản phẩm được đưa vào lò nung với nhiệt độ cao

Khi sản phẩm đã đạt được độ cứng tiêu chuẩn, tạo thành những thành phẩm mộc, thợ gốm sẽ tiến hành gọt giũa những tiểu tiết dư thừa, kiểm tra tổng quát bề ngoài sản phẩm để đảm bảo mỗi sản phẩm đều đạt độ hoàn hảo theo yêu cầu.

Gọt dũa những chi tiết thừa trên bộ ấm chén

Bước 4: Tráng men 

Tráng men là phương pháp dùng nước men để tráng lên bề mặt sản phẩm. Tại mỗi xưởng, mỗi nghệ nhân sẽ có công thức pha nước men khác nhau. Trước khi tráng men, thợ gốm làm sạch sản phẩm bằng chổi lông để loại bỏ bụi bẩn li ti, để lớp men được mịn màn hơn.

Các thợ gốm sẽ lấy ấm chén hàng mộc sau nung nhúng vào phần nước men để tạo nên một lớp men mỏng bao bọc ấm chén. Lớp men này giúp tạo ra bề mặt ấm chén bóng đẹp hơn. Với sản phẩm có xương gốm màu, cần thêm lớp men lót để che phủ màu sắc.

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-23
Tráng men giúp tạo nên bề mặt sáng bóng, láng mịn cho bộ ấm chén

Kỹ thuật tráng men phức tạp đòi hỏi sự tính toán chính xác về nồng độ men và trình độ của người tráng. Hiện tại Bát Tràng đang sử dụng 7 phương pháp tráng men: dội men, phun men, nhúng men, láng men, kìm men, đúc men, quay men.

  • Dội men: Dội men trực tiếp lên sản phẩm.
  • Phun men: Sử dụng súng phun để tạo lớp men mỏng và đều.
  • Nhúng men: Nhúng sản phẩm vào dung dịch men.
  • Láng men: Dùng cọ hoặc dụng cụ chuyên dụng để quét men lên sản phẩm.
  • Kìm men: Nhúng sản phẩm vào men bằng tay, sau đó xoay nhẹ để tạo lớp men đều.
  • Đúc men: Đổ men vào khuôn chứa sản phẩm.
  • Quay men: Sử dụng bàn xoay để quay sản phẩm đều trong dung dịch men.
quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-11
Tráng men đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm cao của người thợ gốm

Sau khi tráng men, sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện và sửa chữa các khuyết điểm như thiếu men hay thừa men, trước khi vẽ họa tiết và nung.

Bước 5: Trang trí thủ công

Nói đến nghệ thuật trang trí thủ công không ai không biết đến sản phẩm nhà Bát Tràng. Các kỹ thuật như: vẽ tay, vẽ vàng, khắc và đắp nổi là 4 phương pháp chế tác họa tiết được sử dụng nhiều nhất trên ấm chén.

Trang trí thủ công họa tiết, hoa văn trên bộ ấm chén

Tuy nhiên ấm chén họa tiết vẽ tay và vẽ vàng có giá mềm và các chi tiết cũng có độ sắc nét cao hơn so với ấm chén có họa tiết đắp nổi hoặc khắc.

Mẫu ấm chén họa tiết vẽ vàng và vẽ tay có độ sắc nét cao tại Xưởng Gốm

Vậy nên ấm chén sứ trắng, ấm chén họa tiết vẽ tay, ấm chén vẽ vàng thường được nhiều người biết đến và các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị… cũng lựa chọn chúng làm quà tặng trong các dịp, sự kiện quan trọng.

Các mẫu ấm chén quà tặng được nhiều doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn trong các dịp đặc biệt

Bước 6: Nung ấm chén trong lò

Sau khi đã trang trí họa tiết lên ấm chén, các bộ ấm sẽ được mang đi nung ở nhiệt độ từ 1100 độ C – 1200 độ C để các chi tiết và màu sắc của họa tiết đạt đến độ chín đều, bám chặt lên lớp men nước ban đầu.

xuong-san-xuat-am-chen-bat-trang-so-luong-lon-54
Ấm chén được đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao

Bước 7: Kiểm tra chất lượng

Sau khi nung, thành phẩm sẽ được gọi là hàng phôi. Lúc này các thợ làm gốm sẽ lọc hàng. Kiểm tra xem ấm chén có bị móp méo, rạn nứt men hay họa tiết đã nổi lên hết chưa.

Kiểm tra thành phẩm kỹ lưỡng sau khi nung

Nếu tất cả đều đạt chuẩn theo yêu cầu sẽ được chuyển trực tiếp qua xưởng in nếu khách hàng có yêu cầu in logo.

Tiến hành in logo lên bộ ấm chén nếu có yêu cầu

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng ấm chén trong quá trình sản xuất?

Chất lượng của ấm chén trong quá trình sản xuất bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ nguyên liệu đến quy trình sản xuất, kỹ năng của thợ nghề… Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng nhất:

quy-trinh-san-xuat-am-chen-tai-xuong-26
4 yếu tố ảnh hướng đến chất lượng ấm chén trong quá trình sản xuất
  • Chất lượng nguyên liệu đầu vào: Loại đất để làm ấm chén là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến 50% chất lượng của sản phẩm. Như đã đề cập ở trên, đất được dùng để sản xuất ấm trà Bát Tràng là đất sét tinh khiết, có độ dẻo cao và không chứa tạp chất. Loại đất sét và nguồn gốc của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ấm chén.
  • Kỹ thuật xử lý nguyên liệu: Bát Tràng có cách xử lý nguyên liệu đặc thù riêng, đất sét cần được trộn đều và nhào kỹ để đạt độ đồng nhất cao, loại bỏ tạp chất và bọt khí. Như thế, khi tạo hình sẽ tạo ra được các sản phẩm có sự đồng bộ về chất lượng và đồng đều về trọng lượng.
Nguyên liệu được xử lý kỹ lưỡng đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao
  • Kỹ năng của thợ gốm: Năng lực của các thợ gốm chiếm 30% chất lượng sản phẩm khi ra lò. Đối với các đơn vị sản xuất ấm chén công nghiệp thì tỉ lệ này chiếm thấp hơn. Tuy nhiên với 1 làng nghề truyền thống như Bát Tràng thì kỹ năng và kinh nghiệm của người thợ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong các công đoạn tạo hình và trang trí thủ công.
  • Sự hỗ trợ của hệ thống máy móc: Các công đoạn như trộn đất, nung sản phẩm… được Bát Tràng sử dụng máy móc hiện đại thay sức người. Máy móc có khả năng trộn và nung với độ chính xác cao, giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt về độ bền và bóng, mịn.

Kết hợp máy móc hiện đại và tay nghề cao của những thợ gốm Bát Tràng

So sánh quy trình sản xuất ấm chén truyền thống và hiện tại của Bát Tràng

Nổi tiếng với quy trình sản xuất ấm chén thủ công lâu đời, cho ra mắt nhiều sản phẩm độc quyền, số lượng ít với giá trị nghệ thuật cao. Bát Tràng hiện nay còn chuyển mình sang sản xuất ấm chén in logo làm quà tặng số lượng lớn cho nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan…

xuong-san-xuat-am-chen-bat-trang-so-luong-lon-24
Bát Tràng chuyển mình cung cấp các sản phẩm ấm chén quà tặng số lượng lớn

Bước chuyển này yêu cầu làng nghề Bát Tràng phải thay đổi và cần sự trợ giúp của 1 số máy móc hiện đại để năng lực sản xuất được cải thiện hơn, đẩy nhanh tiến độ để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Áp dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng số lượng lớn ấm chén cho khách hàng

Sau đây, xưởng sản xuất gốm sứ bát tràng sẽ so sánh quy trình sản xuất ấm chén xưa và nay của chính Xưởng Gốm để khách hàng thấy được sự khách biệt rõ nhất nhé. Bảng so sánh sẽ được đánh giá trên các yếu tố như: xử lý nguyên liệu, tạo hình sản phẩm, nung…

Yếu tố so sánh Quy trình sản xuất ấm chén truyền thống Quy trình sản xuất ấm chén hiện nay
Xử lý nguyên liệu Đất sét từ các nguồn địa phương, xử lý thủ công Đất sét tinh khiết, xử lý bằng máy móc hiện đại.
Tạo hình sản phẩm Sử dụng bàn xoay và tay nghề thủ công của thợ 100% Bán thủ công, 50% sử dụng tay nghề thợ, 50% sử dụng khuôn đổ để tạo hình
Phơi, sấy phôi Phơi khô tự nhiên, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Sấy khô bằng máy sấy hoặc lò sấy kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
Nung sản phẩm  Nung trong lò củi hoặc lò than, nhiệt độ khoảng 1000-1300 độ C, kéo dài 24-48 giờ. Nung trong lò gas hoặc lò điện, kiểm soát nhiệt độ chính xác, thời gian nung từ 12-24 giờ.
Kỹ năng thợ thủ công Yêu cầu kỹ năng cao, thợ gốm có kinh nghiệm lâu năm. Đa số là nghệ nhân có tên tuổi. Thợ có tay nghề vừa nhưng có kỹ năng vận hành máy móc và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Thời gian sản xuất Lâu, phụ thuộc nhiều vào kỹ năng thủ công và điều kiện thời tiết. Nhanh hơn nhờ vài công đoạn có máy móc xử lý
Chi phí sản xuất Cao, do lao động thủ công và thời gian sản xuất dài. Thấp hơn nhờ tự động 1 vài công đoạn và sản xuất hàng loạt.
Tính nghệ thuật Cao, mỗi sản phẩm có sự độc đáo riêng, mang nét nghệ thuật của người thợ làm ra chúng. Không cao nhưng đảm bảo được tính đồng đều trong sản xuất số lượng lớn.
Quy mô sản xuất Nhỏ, lẻ, không đáp ứng được các đơn hàng lớn Lớn, xưởng rộng, có kho chứa. Sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn. Kèm in logo, đóng gói. Xuất khẩu.

Top 5 nhà xưởng sản xuất, công ty cung cấp ấm chén sứ trọn gói

Để tạo ra một bộ ấm chén gốm sứ hoàn hảo về mặt chất lượng, đòi hỏi quy trình sản xuất ấm chén tại các công ty, nhà xưởng phải được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu chọn nguyên liệu cho đến công đoạn nung. Chính vì vậy, việc lựa chọn nhà xưởng sản xuất ấm chén uy tín có quy trình đạt chuẩn là vô cùng quan trọng.

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu top 5 nhà xưởng sản xuất, công ty cung cấp ấm chén sứ trọn gói, có quy trình sản xuất chất lượng, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng:

top-5-cong-ty-san-xuat-am-chen-su
Top 5 nhà xưởng sản xuất, công ty cung cấp ấm chén sứ trọn gói

1. Xưởng Gốm Bát Tràng

2. Xưởng Gốm Việt

3. Công ty cổ phần Gốm sứ Sáng tạo

4. Công ty cổ phần Sứ Việt

5. Công ty sản xuất gốm sứ Homemic

Trong đó, Xưởng Gốm Bát Tràng nổi trội với năng lực sản xuất ấm chén quà tặng trực tiếp và tạo được mối liên kết như một chuỗi cung ứng hoàn hảo với các xưởng in, xưởng hộp, xưởng gỗ… khác tại làng nghề. Ngoài ra, còn có 4 xưởng sản xuất, cung cấp ấm chén còn lại cũng được biết đến rộng rãi nhất hiện nay.

Trên đây là thông tin chi tiết về quy trình sản xuất ấm chén đạt chuẩn chất lượng tại Xưởng Gốm. Hy vọng thông qua bài viết này, quý khách hàng sẽ yên tâm hơn khi đặt sản xuất ấm chén số lượng lớn tại xưởng chúng tôi.